Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021
Chữ cái tiếng Việt – Phương pháp dạy bé học nhanh nhất
Chữ cái tiếng Việt – Phương pháp dạy bé học nhanh nhất
1. Tập cho bé làm quen bảng chữ cái tiếng Việt
Bố mẹ nên cho bé nhìn thấy mặt chữ ngay từ lúc bé còn nhỏ. Lúc mà bé bắt đầu nhận biết người thân quen, biết mọi vật xung quanh. Để đạt hiệu quả tốt bố mẹ nên thực hiện theo từng giai đoạn sau:
+ Giai đoạn bé 6 tháng tuổi: Bố mẹ nên để bé nhìn thấy chữ cái với các màu sắc. Hoặc nhìn người lớn đọc báo, đọc sách, tạp chí...
+ Khi bé trên 6 tháng tuổi: Bố mẹ nên cho bé chơi các đồ chơi là sách, báo. Hoặc là những chữ cái trong bảng chữ cái.
Chữ cái khi được bố mẹ cho bé làm quen sớm. Sẽ giúp bé hình thành tư duy nhạy cảm với việc học chữ, đọc sách. Thông qua đó, việc học chữ của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn.
2. Học chữ cái tiếng Việt qua cuộc sống hằng ngày
Bố mẹ nên biết rằng, thông thường từ khi sinh ra đến lúc 2 tuổi. Bé chỉ nhớ mặt chữ một cách máy móc. Trẻ sẽ hoàn toàn không hiểu ý nghĩa biểu đạt của chữ. Do vậy, để giúp bé có được tư duy tốt hơn. Bố mẹ nên kết hợp việc dạy chữ với những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Đây còn gọi là phương pháp học trực quan sinh động.
Ví dụ như, khi bé uống sữa. Bố mẹ dạy cho con chữ “uống sữa”. Khi bé thấy trời nắng, bố mẹ dạy cho bé chữ “trời nắng”. Khi bé muốn đi chơi, bố mẹ dạy cho bé từ “đi chơi”…Tuy nhiên, để học được thành thạo các chữ. Trước tiên, phụ huynh phải đảm bảo rằng. Bé đã nắm được 29 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Việt. Bởi lẽ, việc học chữ cần một quá trình lâu dài. Hãy học từ những chữ cái đầu tiên trước khi cho bé ghép chữ.
3. Nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu”
Chữ cái tiếng Việt rất khó nhớ. Nếu như bé chỉ học qua một lần mà không được nhắc đi nhắc lại, sẽ rất mau quên.
Vậy thì Bố mẹ phải làm sao? Bố mẹ hãy thường xuyên cho bé tiếp xúc với chữ cái. Từ việc nhìn bảng chữ cái, đến việc chơi các trò chơi liên quan đến chữ cái. Như chơi xếp hình có chữ cái, chơi đoán chữ…
Hoặc bố mẹ cũng có thể cho bé nghe những bài hát đồng dao. Xem những câu đối ngày Tết. Bố mẹ cũng có thể thường xuyên kể chuyện cho bé nghe.
Cứ như vậy, bé sẽ dần hình thành cho mình phản xạ. Từ phản xạ xem chữ đến phản xạ đọc từ, đọc câu, ngắt câu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn quý phụ huynh đã quan tâm đến RÈN CHŨ LÁI THIÊU.